Đối với nhiều người việc mua 1 chiếc Laptop đã qua sử dụng là 1 quyết định khó khăn khi chưa có kiến thức và kinh nghiệm chọm mua 1 chiếc laptop ưng ý.
Đầu tiên các bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của mình và tìm hiểu một số loại máy phù hợp.
Ở đây mình chỉ chia sẻ một số kinh nghiệm của mình chứ để nói thì nhiều lắm.
Các bạn có cấu hỏi nào có thể liên hệ
FB:
Zalo: 090 462 7061
BƯỚC 1: KIỂM TRA NGOẠI HÌNH
Các bạn nhìn qua 1 vòng chiếc máy kiểm tra ngoại hình có trầy xước, móp méo nhiều, đặc biệt các góc có bị móp (đừng quá khắt khe vì máy đã qua sử dụng ở mức có thể chấp nhận được là OK)
BƯỚC 2: KIỂM TRA CẤU HÌNH
Nhấn tổ hợp phím Windows+R gõ lệnh " dxdiag " kiểm tra cấu hình máy, hoặc Click chuột phải vào This PC/My computer chọn Properties...sử dụng phần mềm CPUZ...
BƯỚC 3: KIỂM TRA CÁC CHỨC NĂNG
Đối với những máy đã qua sử dụng chúng ta cần kiểm tra kỹ 1 vài vấn đề nhất là với những máy đồ họa, các bước kiểm tra chung của mình như sau.
3. Kiểm tra Bios các bạn mở nguồn máy và bấm liên tục cụ thể với các dòng:
Với máy Dell các bạn bấm F2, HP là F10, Lenovo F1,...
kiểm tra xem máy có bị Pass Bios không ( vấn đề mình hay quên nhất), nếu có pass sẽ không vào được Bios nha.
4. Tiếp theo mở máy lên và kiểm tra lần lượt.
- Màn hình: Có thể dùng phần mềm, Youtube kiểm tra màn hình xem có điểm chết hay bị đốm không.
- Ổ cứng: Khá nhiều phần mềm kiểm tra mình hay dùng " crystaldiskinfor " kiểm tra đủ sức khỏe là được.
- Pin: Tải phần mềm Hwmonitor, Batterry Mon ... kiểm tra phần trăm pin chai khoảng 25% trở xuống là có thể chấp nhận.
- Bàn phím: Các bạn lên Google tìm từ khóa " Keyboard tester" Test online cho nhanh, gõ các phím xem có bị liệt phím , kẹt phím không.
- Loa: Mở nhạc hay video gì đó nghe xem loa có bị rè không.
- Cuối cùng là Sạc cắp sạc xem có nhận báo sạc bình thường không.
Các bước đơn giản như thế...các bạn có có hỏi nào cứ comment bên dưới.
Đối với những máy xách tay đúng chất lượng khả năng lỗi vặt rất ít.
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018
Đánh giá Lenovo ThinkPad X240
Lenovo cho ra mắt chiếc laptop ThinkPad X240 thế hệ thứ 4 của dòng ThinkPad X Series.
ThinkPad X240 được tân trang lại hoàn toàn nhưng vẫn kế thừa được những thế mạnh của dòng trước ThinkPad X230, ThinkPad X220, ThinkPad X240 mỏng nhẹ hơn những người anh của mình, nhưng vẫn không mất đi thiết kế di động, linh hoạt mang đến thương hiệu của ThinkPad trong những năm qua.
Thiết kế của Lenovo ThinkPad X240
Thiết kế của ThinkPad X240 rất nhỏ gọn phù hợp với các đối tượng văn phòng, doanh nhân, máy chỉ nặng 1,36kg rất tiện lợi cho công việc di chuyển đi lại nhiều, ta có thể bỏ máy vào chiếc cặp cùng với tài liệu một cách đơn giản.
Cấu hình cơ bản:
Lenovo trang bị cho ThinkPad X240 bộ vi xử lí thế hệ thứ 4 (Haswell) của Intel với 4 tùy chọn CPU i3-4010U, i5-4200U, i5-4300U và i7-4600U, đi theo là công nghệ RAM PC3L tốc độ Buss 1600Mhz với 1 khe RAM cho lắp tối đa 8Gb, ThinkPad X240 được trang bị khe SSD M.2 2240 hỗ trợ thêm cho khả năng chạy các ứng dụng mượt mà và 1 khe cắm ổ 2.5, ThinkPad X240 tích hợp card Onboard Intel HD Graphics 4400.
Như cấu hình trên rất phù hợp với người dùng doanh nhân, văn phòng xử lí các công việc thường ngày không cần một cấu hình quá cao, ThinkPad X240 đủ đáp ứng được những gì dân văn phòng cần.
Lenovo ThinkPad X240
Màn hình:
ThinkPad X240 mang trên mình chỉ là màn hình 12,5 inch, với độ phân giải HD(1366 x 768), HD IPS, hay FHD(1920 x 1080 ) IPS. Nhờ công nghệ IPS cho chất lượng hiển thị tốt với góc rộng hơn và chế độ hiển thị màu sắc tươi sáng, trung thực trong mọi môi trường, tấm nền IPS giúp người dùng ngồi nhiều giờ trước màn hình những vẫn không gây cảm giác mỏi, nhức mắt. X240 cũng có cả bản màn cảm ứng đa điểm 10 ngon.
Màn hình IPS của Lenovo ThinkPad cho khả năng hiển thị vô cùng ấn tượng.
Bàn phím và Touchpad:
ThinkPad X240 vẫn được sử dụng bàn phím như các đời trước trong dòng X Series, với bộ bàn phím chống tràn, về bàn phím Thinkpad đã được khẳng định bấy lâu nay, độ phản hồi, độ nẩy tốt, khoảng cách phím phù hợp cho trải nghiệm thời gian gõ phím lâu thoải mái.
Touchpad được cải tiến rộng hơn cho cảm giác di tốt hơn, cùng với đó phím nhấn chuột được tích hợp phía dưới bàn di cho cảm giác nhấn không được thoải mái như trên ThinkPad X230. Có lẽ Touchpad là điểm trừ cho ThinkPad X240 khi sử dụng các phím chuột trái phải.
Thiết kế bàn phím, touchpad trên Lenovo ThinkPad X240.
PIN
Thinkpad X240 cho lựa chọn Options Pin theo nhu cầu 3cell 23.5Wh hay 6Cell 47.5Wh/72Wh, nhờ chíp U tiết kiện điện ThinkPad X240 cho thời gian sử dụng Pin khá tốt khi máy có hỗ trợ 2 Pin cho tời gian sử dụng như sau:
- 3 cell + 3 cell = 8.7 hours
- 3 cell + 6 cell (48whr) = 13.1 hours
- 3 cell + 6 cell (72whr) = 17.4 hours
Thoải mái cho 1 ngày làm việc.
Kết luận:
ThinkPad X240 thiết kế bền bỉ, cấu hình đáp ứng khá tốt các tác vụ văn phòng, giải trí cơ bản. Thời lượng pin tốt, màn hình cho chất lượng hiển thị cao, theo đó bàn phím trải nghiệm thoải mái. ThinkPad X240 là một lựa chọn tuyệt vời giành cho doanh nhân, văn phòng với chỉ mức giá trên 8 triệu tùy cấu hình.
Tham khảo mua máy tại
ThinkPad X240 ThinkKing
Tham khảo mua máy tại
ThinkPad X240 ThinkKing
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018
Lựa chọn nào cho Laptop đồ họa tầm 15 triệu đồng
Nói tới laptop đồ họa có thể nhắc tới 3 ông lớn Lenovo, Dell, HP..
mình sẽ đi lần lượt những lựa chọn cho anh em kỹ thuật chạy đồ họa...với tầm giá thì sẽ có những lựa chọn nào của 3 ông trùm trên.
1. Lựa chọn tốt nhất mình đánh giá là Dell M4800 thương hiệu đã được khẳng định bấy lâu.
Nhờ thiết kế được đánh giá cao hơn cùng cấp HP đó là dùng 2 tản nhiệt riêng biệt cho CPU và GPU máy hoạt động ở tần xuất cao được mát mẻ hơn.
Cấu hình máy như sau:
CPU: thế hệ 4 lựa chọn tối ưu i7 4700MQ hay i7 4800MQ
VGA: FirePro M5100 2Gb cho các bạn với công việt dựng Video nhiều tiết kiệm chi phí
NVIDA K1100m 2Gb
Tối đa nhất card NVIDIA K2100m cũng là 2Gb DDR5 nhưng công nghệ mới hơn cho tốc độ xử lý nhanh hơn.
RAM: RAM PC3L với nhu cầu học tập các bạn có thể chọn cấu hình RAM 8Gb là dư giả, còn với nhưng người đã đi làm với những bản vẽ dự án lớn thì nên chọn RAM 16Gb hay max của máy là 32Gb.
HDD: M4800 cho ta có thể gắn tối đa 3 ổ tron đó:
1 khe Msata cho gắn ổ SSD msata dùng ít thì 128Gb dư giả thì 256Gb là thoải mái để cài Win, các phần mềm.
1 khe HDD 2.5
cần chứa dữ liệu nhiều các bạn có thể tận dụng ổ DVD gắn CADDY BAY để gắn thêm 1 ổ cứng nữa.
MÀN HÌNH: M4800 cũng có 3 tùy chọn màn hình tùy nhu cầu và túi tiền chúng ta lựa chọn hợp lý
từ màn HD, FHD, QHD+.
Máy M4800 nặng 2.9kg thêm sạc 180W.
==========================================================
2. Lựa chọn tiếp theo cùng phân khúc là HP Zbook 15 G1/G2 với giá nhẹ hơn Dell 1 chút. Chỉ với 1 tản nhiệt cho cả CPU và GPU nên máy hơn nóng khi làm việc với tần xuất cao.
CPU cũng các CPU thế hệ 4 như M4800.
VGA: NVIDIA K610M 1GB DDR5
NVIDIA K1100m 2GB DDR5
NVIDIA K2100m 2Gb DDR5
RAM: cũng như Dell M4800 Zbook 15 G1 cũng cho khảng năng nâng cấp tối đa 32Gb PC3L
HDD: Tương tự M4800
Màn hình: FHD với tùy chọn RGB Dreamcolor cho khả năng hiển thị hình ảnh chân thực nhất.
Máy 15 G1 cũng nặng 2.8Kg nhẹ hơn 1 tẹo
CÙNG PHÂN KHÚC NÀY CÓ LENOVO W540 NHƯNG ÍT ĐƯỢC CHUỘNG DO GIÁ CON HƠI CAO SO VỚI ĐỐI THỦ NÊN MÌNH KHÔNG NÓI ĐẾN.
=============================================================
Kết luận: Cũng là từ 1 dân kỹ thuật thiết kế máy ra mình khuyên các bạn kỹ thuật cần máy để làm các công việc về đồ họa để đạt hiệu quả cao trong công việc nên chọn mua những dòng máy trạm như thế này để đáp ứng tốt công việc về tính ổn định và khả năng nâng cấp sau này...
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, còn nhiều thiếu sót mong các bạn góp ý thêm.!!!
1. Lựa chọn tốt nhất mình đánh giá là Dell M4800 thương hiệu đã được khẳng định bấy lâu.
Nhờ thiết kế được đánh giá cao hơn cùng cấp HP đó là dùng 2 tản nhiệt riêng biệt cho CPU và GPU máy hoạt động ở tần xuất cao được mát mẻ hơn.
Cấu hình máy như sau:
CPU: thế hệ 4 lựa chọn tối ưu i7 4700MQ hay i7 4800MQ
VGA: FirePro M5100 2Gb cho các bạn với công việt dựng Video nhiều tiết kiệm chi phí
NVIDA K1100m 2Gb
Tối đa nhất card NVIDIA K2100m cũng là 2Gb DDR5 nhưng công nghệ mới hơn cho tốc độ xử lý nhanh hơn.
RAM: RAM PC3L với nhu cầu học tập các bạn có thể chọn cấu hình RAM 8Gb là dư giả, còn với nhưng người đã đi làm với những bản vẽ dự án lớn thì nên chọn RAM 16Gb hay max của máy là 32Gb.
HDD: M4800 cho ta có thể gắn tối đa 3 ổ tron đó:
1 khe Msata cho gắn ổ SSD msata dùng ít thì 128Gb dư giả thì 256Gb là thoải mái để cài Win, các phần mềm.
1 khe HDD 2.5
cần chứa dữ liệu nhiều các bạn có thể tận dụng ổ DVD gắn CADDY BAY để gắn thêm 1 ổ cứng nữa.
MÀN HÌNH: M4800 cũng có 3 tùy chọn màn hình tùy nhu cầu và túi tiền chúng ta lựa chọn hợp lý
từ màn HD, FHD, QHD+.
Máy M4800 nặng 2.9kg thêm sạc 180W.
==========================================================
2. Lựa chọn tiếp theo cùng phân khúc là HP Zbook 15 G1/G2 với giá nhẹ hơn Dell 1 chút. Chỉ với 1 tản nhiệt cho cả CPU và GPU nên máy hơn nóng khi làm việc với tần xuất cao.
CPU cũng các CPU thế hệ 4 như M4800.
VGA: NVIDIA K610M 1GB DDR5
NVIDIA K1100m 2GB DDR5
NVIDIA K2100m 2Gb DDR5
RAM: cũng như Dell M4800 Zbook 15 G1 cũng cho khảng năng nâng cấp tối đa 32Gb PC3L
HDD: Tương tự M4800
Màn hình: FHD với tùy chọn RGB Dreamcolor cho khả năng hiển thị hình ảnh chân thực nhất.
Máy 15 G1 cũng nặng 2.8Kg nhẹ hơn 1 tẹo
CÙNG PHÂN KHÚC NÀY CÓ LENOVO W540 NHƯNG ÍT ĐƯỢC CHUỘNG DO GIÁ CON HƠI CAO SO VỚI ĐỐI THỦ NÊN MÌNH KHÔNG NÓI ĐẾN.
=============================================================
Kết luận: Cũng là từ 1 dân kỹ thuật thiết kế máy ra mình khuyên các bạn kỹ thuật cần máy để làm các công việc về đồ họa để đạt hiệu quả cao trong công việc nên chọn mua những dòng máy trạm như thế này để đáp ứng tốt công việc về tính ổn định và khả năng nâng cấp sau này...
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, còn nhiều thiếu sót mong các bạn góp ý thêm.!!!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)